Kiến thức
Tinh Dầu Tràm Trà: Lợi Ích, Cách Dùng và Lưu Ý
Tinh Dầu Tràm Trà (Tea Tree Oil) là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm trà, có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, mọc chủ yếu ở Úc. Tinh dầu này có màu từ trong suốt đến vàng nhạt, mùi thơm mạnh mẽ và hơi hăng, đặc trưng của thảo mộc.
Tính Chất Vật Lý:
- Trọng lượng riêng: 0.885 - 0.906 g/cm³
- Chỉ số khúc xạ: 1.475 - 1.482 ở 20°C
- Độ hòa tan: Hòa tan trong cồn, không tan trong nước
- Điểm sôi: 165-180°C
Tinh Dầu Tràm Trà nổi tiếng với tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, giúp điều trị mụn trứng cá, các vết thương nhỏ, viêm da, gàu và nhiều vấn đề về da khác.
1. Lịch sử của Tinh Dầu Tràm Trà
Tinh dầu của cây tràm trà đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và các nghiên cứu y học đã ghi nhận những ưu điểm của nó như một trợ giúp hữu ích trong việc loại bỏ vi khuẩn, vi rút và nấm. Chất khử trùng mạnh mẽ này nổi tiếng với khả năng điều trị vết thương và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Từ xa xưa, người dân bản địa Úc đã ngâm lá trong nước trà hoặc nghiền nát để hít mùi hương nhẹ nhàng của tinh dầu nhằm điều trị ho và cảm lạnh, lá cây tràm trà được rắc lên vết thương và đắp bằng bùn là phương thuốc chữa nhiễm trùng phát triển ở vết thương.
Việc sản xuất Tinh Dầu Tràm Trà thương mại bắt đầu vào những năm 1920 sau khi nhà hóa học Arthur Penfold nghiên cứu đặc tính của nó. Vui lòng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về cây tràm trà và lịch sử sử dụng tinh dầu của nó.
>>> Xem thêm: Khám Phá Cây Tràm Trà
2. Trồng, thu hoạch và chiết xuất Tinh Dầu Tràm Trà chất lượng
Cây tràm trà có thể phát triển ở nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, từ Vương quốc Anh, Ireland đến New Zealand, Úc và một số vùng của Hoa Kỳ. Tràm trà là cây bản địa của Úc, và tinh dầu được chiết xuất tại đây cũng cho chất lượng tốt nhất thế giới.
Cây tràm trà có tốc độ phát triển rất nhanh, chỉ sau 2 năm là có thể thu hoạch. Ở các đồn điền M. alternifolia, người ta sử dụng máy thu hoạch thức ăn thô xanh đã được cải tiến để băm nhỏ lá và cành thành sinh khối - một đống chất thực vật - để vận chuyển đến cơ sở rồi chưng cất bằng hơi nước.
Thu hoạch và băm nhỏ cây tràm trà làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu.
Chất lượng và số lượng tinh dầu được sản xuất từ lá cây tràm trà phụ thuộc vào thời điểm lá được cắt và thu hoạch trong năm. Các nhà sản xuất Australia nhận thấy rằng những tháng mùa đông mang lại ít dầu hơn.
Mỗi lá tràm trà sẽ chứa các túi nhỏ chiết xuất ra tinh dầu và Tinh Dầu Tràm Trà được chiết xuất thông qua quá trình chưng cất hơi nước sinh khối bao gồm lá và cành cây tràm trà.
Quy trình chiết xuất Tinh Dầu Tràm Trà sẽ trải qua các bước:
- Thu hoạch: Lá và cành cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) được thu hoạch. Quá trình này thường sử dụng máy móc để băm nhỏ lá và cành thành sinh khối.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Sinh khối sau khi thu hoạch được đưa vào một nồi chưng cất.
- Chưng cất hơi nước: Hơi nước được dẫn vào nồi chưng cất chứa sinh khối. Hơi nước nóng làm bay hơi các tinh chất dầu trong lá và cành cây tràm trà.
- Ngưng tụ: Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu bay hơi được dẫn qua một hệ thống làm lạnh, nơi nó ngưng tụ thành chất lỏng.
- Tách dầu: Chất lỏng ngưng tụ chứa cả nước và tinh dầu. Tinh Dầu Tràm Trà nhẹ hơn và không tan trong nước, do đó nó nổi lên trên và được tách ra.
- Lọc và đóng gói: Tinh dầu sau khi tách được lọc để loại bỏ tạp chất, sau đó được đóng gói và bảo quản.
Quá trình này đảm bảo rằng Tinh Dầu Tràm Trà giữ được các đặc tính tự nhiên và tinh khiết, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cho việc sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Nguyên lý phương pháp chưng cất hơi nước.
3. Thành phần của Tinh Dầu Tràm Trà
Thành phần chính của Tinh Dầu Tràm Trà là: α-pinene, β-pinene, Sabinene, Myrcene, α-Phellandrene, α-Terpinene, Limonene, 1,8-cineole, gamma-Terpinene, p-Cymene, Terpinolene, Linalool, Terpinen -4-ol và α-Terpineol. Mỗi hợp chất đều có những đặc tính riêng biệt, góp phần tạo nên công dụng đặc biệt của Tinh Dầu Tràm Trà.
>>> Xem thêm: Kết quả phân tích thành phần tinh dầu tràm trà
Tinh Dầu Tràm Trà chất lượng tốt nhất chứa hàm lượng Terpinen-4-ol cao và hàm lượng Cineole thấp.
- Pinene: có đặc tính chống viêm, sát trùng, long đờm và giãn phế quản
- Sabinene: là một chất chống oxy hóa có đặc tính chống vi khuẩn và kháng nấm. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị viêm trên da
- α-Terpinene: có hoạt tính kháng nấm.
- Limonene: có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
- 1,8-Cineole: có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống co thắt và kháng vi-rút. Nó được cho là làm tăng lưu lượng máu não, giảm đau đầu do căng thẳng và hoạt động như thuốc giảm ho.
- P-Cymene: có đặc tính chống oxy hóa tiềm năng và có thể hoạt động như một tác nhân bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị hư hại.
- Linalool: có tác dụng an thần, giúp giảm mức độ căng thẳng, chống trầm cảm và làm dịu chứng viêm.
- Myrcene: có đặc tính chống viêm, giảm đau, kháng sinh, an thần và chống đột biến.
4. Công dụng và lợi ích của Tinh Dầu Tràm Trà
Tinh Dầu Tràm Trà từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” với nhưng công dụng, lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ và sắc đẹp. Với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm mạnh mẽ, dầu tràm trà được ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc da, tóc và y học.
-
Tinh Dầu Tràm Trà đối với sức khoẻ
Tinh Dầu Tràm Trà có rất nhiều công dụng cho sức khoẻ:
-
- Tràm Trà được sử dụng trong aromatherapy giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Nhỏ một vài giọt Tinh Dầu Tràm Trà lên gối sẽ mang lại cho bạn giấc ngủ sâu hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Với đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm, Tinh Dầu Tràm Trà giúp giảm vết bỏng nhẹ, vết loét, vết cắn và vết cắt bằng cách giảm đau, ức chế chảy máu, loại bỏ vi khuẩn khỏi vết thương và thúc đẩy quá trình lành vết sẹo.
- Đặc tính giảm đau của Tinh Dầu Tràm Trà làm cho nó trở thành một loại thuốc bôi tại chỗ hiểu quả để giảm bớt sự khó chịu về thể chất do các bệnh bong gân, viêm khớp…
-
- Massage với Tinh Dầu Tràm Trà bằng các pha loãng với dầu vận chuyển (dầu nền như dầu dừa, olive…) với đặc tính thúc đẩy tiết mồ hôi sẽ giúp loại bỏ độc tố bên trong cơ thể.
- Tinh Dầu Tràm Trà có đặc tính long đờm cũng có hiệu quả trong việc làm giảm nghẹt mũi và nhiễm trùng hô hấp. Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng và xông sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và có thể sử dụng để làm sạch nhiễm trùng xoang.
- Pha loãng Tinh Dầu Tràm Trà với dầu dừa và banking soda, sau đó thoa lên vùng da dưới cánh tay để khử mùi và chống vi khuẩn.
Ngoài ra, Tinh Dầu Tràm Trà có tác dụng làm dịu các phản ứng dị ứng tại chỗ và điều trị phát ban, bỏng, gàu, mụn trứng cá, nấm chân và chấy rận cùng nhiều bệnh khác.
-
Tinh Dầu Tràm Trà đối với làn da
Với các đặc tính giảm đau và chống viêm, Tinh Dầu Tràm Trà có các công dụng nổi bật cho làn da:
-
- Trị Mụn: Tinh Dầu Tràm Trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm giảm viêm nhiễm trên da.
- Làm Sạch Da: Giúp loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa mụn.
- Giảm Viêm: Với khả năng chống viêm, Tinh Dầu Tràm Trà giúp làm dịu các vết mụn sưng đỏ và giảm kích ứng da.
- Phục hồi và cải thiện làn da, làm chậm quá trình lão hoá.
Tinh dầu tràm trà rất tốt cho da, đặc biệt là công dụng trị mụn.
Một số gợi ý sử dụng Tinh Dầu Tràm Trà cho làn da của bạn:
-
- Một cách trị mụn và ngăn ngừa mụn: Pha Tinh Dầu Tràm Trà với dầu vận chuyển (dầu dừa, olive, dầu jojoba…) thoa lên các đốm mụn hoặc thoa lên da, cổ để ngăn mụn. Bạn có thể nhỏ ít giọt Tinh Dầu Tràm Trà vào sửa rửa mặt trước khi thoa lên da.
- Làm kem dưỡng da: Trộn 5 giọt Tinh Dầu Tràm Trà + 5 giọt tinh dầu oải hương + 1 muỗng cà phê dầu dừa ép lạnh.
- Làm sạch da và cải thiện lỗ chân lông: Thoa nhẹ nhàng lên vùng da có vấn đề 1 vài giọt Tinh Dầu Tràm Trà đã pha loãng bằng bông sạch.
>>> Xem thêm: Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Trà Trị Mụn
-
Tinh Dầu Tràm Trà đối với tóc
Tinh Dầu Tràm Trà có tác dụng không hề nhỏ trong việc chăm sóc tóc và da đầu.
-
- Tinh Dầu Tràm Trà được xem là chất khử trùng để loại bỏ chấy rận và trứng chấy hiệu quả.
- Tinh Dầu Tràm Trà có tác dụng loại bỏ gàu, diệt nấm, làm mới da đầu, thúc đẩy tóc phát triển.
- Với đặc tính kháng khuẩn và chống oxi hoá cũng làm dịu chứng viêm và giữ da đầu sách sẽ, cân bằng và khoẻ mạnh
Bạn có thể tự làm dầu gội Tinh Dầu Tràm Trà bằng cách kết hợp Tinh Dầu Tràm Trà với các loại tinh dầu khác như tinh dầu oải hương, và pha loãng hỗn hợp với gel lô hội và nước. Nếu da nhạy cảm bạn nên cẩn thận khi sử dụng Tinh Dầu Tràm Trà trên da đầu vì nó có thể gây kích ứng.
Tinh Dầu Tràm Trà
Tinh Dầu Tràm Trà nổi tiếng nhờ khả năng kháng viêm, kháng virus mạnh mẽ. Ngoài ra, tinh dầu còn mang mùi hương thảo mộc tươi mát và khả năng thanh lọc không khí nổi bật.
Xem chi tiết-
Tinh Dầu Tràm Trà đối với gia đình
Tinh Dầu Tràm Trà có tác dụng loại bỏ nấm mốc và các vi khuẩn có hại, làm sạch không khí cho gia đình. Chúng ta có thể sử dụng Tinh Dầu Tràm Trà theo một số cách sau:
-
- Tinh Dầu Tràm Trà kết hợp tinh dầu chanh, loại xịt này có thể làm mới căn phòng và loại bỏ mùi cơ thể đọng lại trong giày và dụng cụ thể thao.
- Trộn 3 giọt Tinh Dầu Tràm Trà cùng với bột giặt/nước giặt sẽ giúp bạn loại bỏ mùi đồ giặt do vi khuẩn tích tụ trong máy giặt.
- Trộn Tinh Dầu Tràm Trà với giấm và tinh dầu chanh, sau đó sử dụng để làm sạch bề mặt bàn, bồn rửa… (Không nên sử dụng dung dịch này trên đá granit hoặc đá cẩm thạch vì giấm có tính axit và có thể làm hỏng bề mặt của đá).
Với đặc tính này mà Tinh Dầu Tràm Trà được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng như xà phòng giặt, xà phòng rửa tay, chất đánh bóng, làm mát không khí và thuốc chống côn trùng.
*Lưu Ý:
- Không uống tinh dầu.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không dùng tinh dầu lên vùng gần mắt, vùng da nhạy cảm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi sử dụng Tinh Dầu Tràm Trà.
- Pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi thoa lên da.
Kết luận:
Tinh Dầu Tràm Trà là một nguyên liệu thiên nhiên an toàn và hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Hãy sử dụng Tinh Dầu Tràm Trà một cách thông minh để tận dụng tối đa những công dụng tuyệt vời của nó.
*Nguồn tham khảo: