• Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

hotline

0899.90.91.92Hỗ trợ khách hàng 24/7

Kiến thức

Tràm Trà và Tràm Gió

Tràm Trà và Tràm Gió đều thuộc chi Tràm Melaleuca, nhưng là hai loài cây khác nhau dùng để chiết xuất ra hai loại tinh dầu với thành phần và công dụng riêng biệt. Trong bài viết này, KePha sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về đặc điểm sinh học của từng loài cây, và so sánh hai loại tinh dầu theo những tiêu chí cụ thể.

1. Đặc điểm sinh học của  Tràm Trà và Tràm Gió.

  • Đặc điểm sinh học của Tràm Trà

Tràm Trà (Melaleuca alternifolia) có nguồn gốc từ Úc, cụ thể là đông nam Queensland và bờ biển phía bắc với dãy liền kề của New South Wales, nơi nó mọc dọc theo suối và trên đầm lầy. 

Cây Tràm Trà là loại cây thân gỗ cao từ 20-30m, vỏ cây có màu trắng và lá có màu xanh lục sẫm hoặc xám, hình trứng hoặc hình mác, dài 1-25 cm và rộng 0,5-7 cm. Hoa tràm trà có nhiều màu: trắng, hồng, vàng nhạt hoặc ánh lục, mọc thành cụm dày dọc theo thân cây. Quả tràm trà nhỏ dạng nang, chứa nhiều hạt.

Tràm Trà và Tràm Gió

  • Đặc điểm sinh học của Tràm Gió

Tràm Gió (Melaleuca cajuputi) phổ biến ở Úc, Đông Nam Á, New Guinea và các đảo eo biển Torres. Đây là loại cây có chiều cao từ trung bình đến cao, vỏ dạng giấy, khi mới mọc có màu bạc và các gai hoa màu trắng hoặc xanh lục.

Cây Tràm Gió là loại cây thân gỗ cao tới 35m, vỏ cây có màu xám, nâu hoặc trắng tạo thành nhiều lớp, lá cây xếp xen kẽ, lá dài từ 40–140 mm, rộng 7,5–60 mm và thon dần ở cả hai đầu. Hoa có màu trắng, màu kem hoặc màu xanh lục vàng, hoa thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Hoa mọc thành từng cụm dài hình trụ có 8 đến 20 chùm hoa, mỗi chùm có ba hoa. Quả hình tròn mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính 2-2,8 mm.

Tinh Dầu Tràm Gió

Tinh Dầu Tràm Gió là một loại tinh dầu chất lượng của Việt Nam và được biết đến nhiều trên thế giới, tinh dầu có tác dụng đặc biệt trong trị liệu và xua đuổi côn trùng

Xem chi tiết

2. So sánh Tinh Dầu Tràm Trà Và Tinh Dầu Tràm Gió

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt và đặc điểm riêng biệt của Tinh Dầu Tràm TràTinh Dầu Tràm Gió, dưới đây là bảng so sánh thông tin cơ bản giữa hai loại tinh dầu này. Những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn tinh dầu phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Tiêu chí Tinh Dầu Tràm Gió Tinh Dầu Tràm Trà
Tên tiếng Việt Tinh dầu tràm gió/ Tinh dầu tràm Tinh dầu tràm trà
Tên tiếng Anh Cajeput Essential Oil Tea Tree Essential Oil
Tên khoa học Melaleuca cajuputi Melaleuca alternifolia
Nguồn gốc Việt Nam Australia
Bộ phận chiết xuất Cành, lá
Phương pháp chiết xuất Lôi cuốn hơi nước Lôi cuốn hơi nước
Thành phần hóa học chính
  • 1,8-Cineole
  • a-Terpineol
  • p-Cymene
  • Terpinolene
  • Gamma-Terpinene
  • (+)-Limonene
  • Linalool
  • a-Pinene
  • Terpinene-4-ol
  • Gamma-Terpinene
  • a-Terpinene
  • Terpinolene
  • 1,8-Cineole
  • a-Terpineol
  • p-Cymeme
  • a-Pinene
Mô tả hương thơm Mùi tươi mát và nồng nàn với hương trái cây nhẹ Mùi thảo dược, tươi mát, mùi gỗ, đất và thảo mộc
Công dụng
  • Xoa bóp tê, đau nhức
  • Xoa bóp giải cảm, ho
  • Làm ấm, nóng cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi họng
  • Thanh lọc, làm sạch không khí, thư giãn
  • Phòng hỗ trợ điều trị hô hấp
  • Trị bệnh ngoài da
  • Sát khuẩn phòng và hỗ trợ điều trị viêm răng lợi
  • Diệt nấm, đặc biệt nấm miệng, nấm móng
  • Dùng để làm mỹ phẩm, kem đánh răng, kem trị mụn
  • Dùng để bào chế các loại thuốc ho
  • Thanh lọc, làm sạch không khí, thư giãn

Tại nước ta, Tinh Dầu Tràm Trà được biết tới với công dụng nổi bật là trị mụn và các ứng dụng trong chăm sóc da. Tinh Dầu Tràm Gió được tin dùng cho trẻ nhỏ. Theo webmd.com thì KHÔNG nên để trẻ em hít trực tiếp tinh dầu tràm gió vì có thể gây khó thở, có thể gây ra cơn hen phế quản.

*Phản hồi và góp ý: Chúng tôi cung cấp thông tin dựa trên khả năng tốt nhất nhưng do nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Chúng tôi hoan nghênh ý kiến và góp ý từ độc giả để cải thiện chất lượng thông tin.